MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT

MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT

MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT

MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT

MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT
MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT

MÙA ĐÔNG TRẺ NÊN ĂN GÌ CHO TỐT

Ngày đăng: 24/11/2023

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG

    1. Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

    Vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ cao hơn nhiều vì năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể. Vì thế các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin và khoáng chất) để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tăng cường ngũ cốc nguyên cám giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,…các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.

    Đối với trẻ nhỏ: Có thể nấu cháo thịt lợn, thịt gà hoặc cháo cá; súp khoai tây, cả rốt thịt bò, gà nấm và súp rau tổng hợp,…

    Đối với trẻ lớn: Nên cho trẻ ăn cơm nóng với các món canh nấu nhiều loại thực phẩm như canh khoai tây, cà rốt với thịt hoặc sườn; canh bắp cải,…

    2. Ăn nhiều tinh bột

    Khi vào mùa đông, cơ thể cần lượng tinh bột – đường nhiều hơn những tháng khác trong năm. Tuy nhiên, theo sở thích, trẻ chỉ muốn ăn thêm thức ăn ngọt, điều này không nên. Các loại thức ăn ngọt chỉ chứa các loại đường đơn, nên vẫn khiến trẻ nhanh đói. Khuyến khích trẻ dùng các loại thực phẩm chứa đường bột đa vì giúp no lâu hơn, lại cung cấp nhiều năng  lượng hơn. Còn gì tiện lợi hơn khi chọn những loại thực phẩm của mùa đông cho bữa ăn như, bí đỏ, khoai  tây … Tinh bột trong cơm, gạo, mì cũng có tác dụng tương tự.

    3. Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin

    Vitamin E trong thời tiết lạnh rất cần thiết.  Bởi vitamin E có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, chúng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường của trẻ với nhiệt độ thấp hơn 2 – 7°C so với mức bình thường.

    Khi trời lạnh da của trẻ thường bị khô, nẻ, chảy máu khiến trẻ đau rát và khó chịu, bổ sung vitamin C  đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh đó. Vì vitamin C có chức năng loại bỏ gốc oxy tự do, tăng sức đề kháng, giải độc cho cơ thể. Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh, trái cây và dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng…  . Ngoài ra, sữa tươi, trứng và dầu gan cá cũng là những loại thực phẩm đáng lưu ý chứa nhiều vitamin E mà các mẹ nên bổ sung cho trẻ.

    Mùa đông thiếu ánh nắng mặt trời và thời tiết lạnh khiến trẻ ở trong nhà nhiều hơn nên việc tổng hợp vitamin D sẽ không nhiều như mùa hè. Do đó, cần bảm đảm trẻ vẫn được cung cấp vitamin D đầy đủ hơn qua khẩu phần ăn.  Nguồn vitamin D trong thực phẩm có thể kể đến sữa, trứng, dầu cá. Thay vì cho trẻ uống một ly nước ấm thì thay bằng 1 ly sữa ấm cũng khiến trẻ thích thú hơn.

    CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÊN CHO BÉ ĂN VÀO MÙA ĐÔNG

    1. Nước

    Nước rất cần thiết cho cơ thể. Với trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, kh trời trở lạnh thì hầu như lượng nước mà chúng ta tiếp vào cho cơ thể rất ít. Điều này không tốt, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nên duy trì thói quen cho trẻ uống đủ nước. Đây là cách dễ dàng và nhanh chóng giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể của bé. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón… Các mẹ có thể bổ ung nước ho bé bằng cách cho con dùng đa dạng các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để bé không chán.

    2.  Rau củ

    Vào mùa đông là vụ chính của rất nhiều loại rau củ. Do đó, trong thời gian này, các mẹ có thể chọn nhiều loại cho bé ăn như: cà rốt, khoai tây, súp lơ, su hào, bắp cải,… Rau củ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất vi lượng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, giữ ấm cơ thể và bổ sung các chất cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Tuy là vụ chính nhưng các mẹ cũng phải lựa chọn rau củ an toàn, ở những nơi uy tin để chọn được rau củ sạch, không hóa chất, thuốc trừ sau, chất bảo quản,…

    3. Thức ăn nấu chín.

    Mùa đông là thời gian các vi khuẩn gây bênh phát triển thuận lợi nhất. Một khi đã thành công xâm nhập vào cơ thể thì phát triển rất nhanh và dễ biến chứng. Những chứng bệnh thường gặp nhất ở trẻ là dị ứng, nhiễm trùng và đặc biệt là khó tiêu. Vì thế, để phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ cần chế biến kĩ thức ăn như luộc, hấp, nướng để đảm bảo.

    4. Thịt

    Thịt là nguồn protein dồi dào để cung cấp cho cơ thể. Vào mùa đông, cần cung cấp thêm thịt và các thưc phẩm giàu đạm để bổ sung năng lượng, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, thịt là một trong số những loại thực phẩm có khả năng ngăn nhiễm trùng ở trẻ tương đối tốt. Nhưng các mẹ vẫn phải lưu lưu ý các bạn rằng nền nấu chín thịt trước khi cho trẻ ăn.

    5. Trái cây

    Trái cây rất tốt cho cơ thể. Vào thời gan nào cũng nên cung cấp trái cây nếu như có thể. Hãy bổ sung trái cây vào thực đơn cho trẻ. Bởi trong trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện và tăng cường hê miễn dịch cho trẻ rất tốt. Vào mùa này, trái cây cũng khá đa dạng và phong phú như: bơ, chuối, kiwi, lựu, lê, táo,… để cho các mẹ lựa chọn và thay đổi khẩu vị cho bé.

    6. Sữa chua

    Mẹ nhớ đừng quên mua sữa chua cho bé khi đi chợ nhé. Khoa học đã chứng minh, những trẻ được bổ sung probiotic đầy đủ là những bé rất ít khi bị ốm. Và sữa chua vốn từ lâu đã nổi tiếng trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé nhờ thành phần probiotic. Sữa chua rất tốt nhưng nên cho bé ăn ở múc độ vừa phải. Không cho bé ăn khi sữa chua còn lạnh vì rất dễ bị ho và các bệnh hô hấp.

    7. Các loại hạt đậu

    70% hệ miễn dịch nằm trong ruột và sức khỏe đường ruột tốt là cốt lõi của một hệ miễn dịch mạnh mẽ. Các loại đậu rất giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng, cả hai đều cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và làm tăng chức năng miễn dịch.Các loại đậu cũng cung cấp protein thực vật và một loạt các chất dinh dưỡng khác. Mẹ có thể cho bé ăn canh đậu đỏ sườn heo vào mùa đông lạnh giá này.

    NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN CHO TRẺ ĂN TRONG MÙA ĐÔNG

    1.  Các loại thực phẩm có tính hàn

    Vào mùa đông, các mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con, điển hình có thể kể tới như rau câu, lươn, nghêu sò…  Các mẹ bổ sung nghêu sò vào trong khẩu phần ăn của trẻ bởi đó là thực phẩm có nhiều kẽm. Tuy nhiên, đây lại là món ăn có tính hàn, phù hợp chế biến các món ăn trong ngày hè. Vì vậy, mùa đông trẻ ăn rất dễ bị đầy bụng và rối loạn tiêu hóa, nhất là những ngày giá rét.

    Bên cạnh đó, dưa chuột cũng là thực phẩm có tình hàn, lại ăn trực tiếp nên dùng nhiều dễ lạnh bụng. Vì vậy, các mẹ nên tránh cho trẻ ăn dưa chuột. Ngược lại, mẹ có thể thay thế những loại thực phẩm này bằng những loại thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt hay thịt để đảm bảo cung cấp đủ chất cho con.

    Khí hậu khô hanh, mẹ có thể lưu ý sử dụng những thực phẩm chứa nhiều nước. Ví dụ như củ cải có thể chữa ho và tiêu đờm, thông cổ họng, đồng thời lại rất mát cho cơ thể, giải độc.

    2. Các loại thức ăn vặt

    Ăn vặt là một thói quen xấu, làm cho bé có cảm giác no giả, dẫn đến trẻ ăn không ngon miệng trong bữa chính. Thường thì món ăn vặt có cảm giác lạ miệng nhưng dưỡng chất trong đó thì không thể bằng món ăn chính được. Vậy nên thay vì cho bé ăn các loại thức ăn vặt đó thì thay bằng bữa phụ với trái cây, nước ép hoa quả, các loại bánh, sữa chua se cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng hơn mà bé vẫn chịu ăn khi đến bữa.

    3. Các thức ăn lạnh

    Các mẹ cần hết sức tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem trong mùa này. Cái lạnh làm giảm sức đề kháng của yết hầu nên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản. Đây là những căn bệnh diễn biến dai dẳng, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và mau chóng bị sụt cân.

    4. Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.

    Khi trời lạnh, nhiều bà mẹ chọn các món chiên xào để tăng thêm hương vị cho bữa cơm hoặc làm các món ăn vặt cho trẻ. Nhưng đối với trẻ nhỏ, chức năng của ruột và dạ dày yếu hơn bình thường, những món xào với nhiệt độ cao được đưa vào sẽ làm tổn thương đến màng dạ dày, gây nên chứng viêm dạ dày. Ngoài ra, dầu mỡ trong món xào gây chứng khó tiêu hóa, vì vậy ăn nhiều món chiên xào xong thường có cảm giác no lâu, thậm chí là trướng bụng, buồn nôn, ảnh hưởng đến các món ăn khác trong bữa ăn. Vì thế cần hạn chế các món chiên xào cho bé, để đảm bảo sức khỏe cũng như cảm giác ngon miệng trong bữa ăn.

    Mùa đông là mùa của nhiều loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm nhiễm, các bệnh về da,… Vì thế cần đảm bảo sức khỏe cho trẻ để chống trọi với thời tiết thay đổi và các loại bệnh. Vấn đề dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn vì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Vậy nên, hãy chọn cho bé những món ngon, bổ, rẻ mà còn phải an toàn để bé phát triển tốt trong điều kiện thời tiết thay đổi như vậy. Trên đây là một số thông tin, mình nghĩ là sẽ có ích phần nào cho các mẹ. Chúc mẹ khỏe, con ngoan trong mùa đông sắp tới nhé!